0986.908.886
huyen.dinh@thienphuctravel.com
Hỗ trợ trực tuyến
TEL: 0986.908.886 0986.908.886
Mr Quân
Mr Huyên
Mr Chính
Ms Hồng Anh
Ms Hằng
video
Comments about the services we provide:

Khách Việt trượt visa châu Âu vì quá tự tin

Cập nhập: 28/06/2022
Lượt xem: 428

Có hẳn ba công ty ở Đức, Pháp, Ba Lan gửi thư bảo lãnh đích danh, anh Ngũ Dũng tự tin đậu visa. Nhưng cuối cùng, anh trượt.

Dưới đây là chia sẻ của Ngũ Dũng, CEO một công ty thiết bị đo lường tại TP HCM, về hai lần trượt visa Schengen. Anh hy vọng chia sẻ có thể giúp ích các du khách có ý định xin visa châu Âu tránh được sai sót giống mình và thành công.

"Công ty tôi đại diện phân phối một số hãng thiết bị tại châu Âu. Vì vậy, tôi có duyên được mời sang đó nhiều lần. Mọi người thường nói nếu có công ty bản xứ bảo lãnh thì visa có tỷ lệ đỗ cao. Nhưng không phải lần nào, tôi xin cũng thành công", anh nhớ lại.

Anh Ngũ Dũng đang có chuyến du lịch châu Âu 20 ngày, tới Pháp, Đức, Thụy Sĩ và Áo. Anh cho biết châu Âu đã mở cửa hoàn toàn với du lịch như trước dịch, không yêu cầu khách nhập cảnh cung cấp bất kỳ giấy tờ gì liên quan đến Covid-19. Ảnh: NVCC

Anh Ngũ Dũng đang có chuyến du lịch châu Âu 20 ngày, tới Pháp, Đức, Thụy Sĩ và Áo. Anh cho biết châu Âu đã mở cửa hoàn toàn với du lịch như trước dịch, không yêu cầu khách nhập cảnh cung cấp bất kỳ giấy tờ gì liên quan đến Covid-19. Ảnh: NVCC

Lần đầu tiên anh bị trượt là khi xin visa để đến triển lãm thiết bị tại Đức năm 2016, và tham gia đào tạo tại nhà máy tại Pháp, Ba Lan. Do chưa có kinh nghiệm xin visa nên anh nhờ phía dịch vụ.

Anh nhờ đối tác bên châu Âu gửi thư mời. Tổng cộng, anh có ba thư mời của ba nhà máy tại Đức, Pháp, Ba Lan. Họ thậm chí còn mời đích danh anh và vợ, vì cả hai là người đồng sáng lập công ty. Vợ chồng anh Dũng chuẩn bị các hồ sơ theo đúng yêu cầu: giấy tờ nộp thuế của công ty, xác nhận không nợ thuế của doanh nghiệp, số dư tài khoản ngân hàng trên 600 triệu tại thời điểm nộp, sao kê tài khoản cá nhân và công ty, thẻ tín dụng, giấy đăng ký kinh doanh, hồ sơ nhà đất...

Để tăng tỷ lệ đỗ, anh còn in thêm một tập các hợp đồng mua bán, chuyển tiền, email giao dịch giữa công ty anh và đối tác trước thời điểm xin visa. "Hồ sơ phải nói là dày hơn 5 cm. Cá nhân tôi nghĩ hồ sơ như thế là quá mạnh và đầy đủ rồi, nên rất yên tâm. Tôi tự tin ngồi chờ đến ngày bay. Vì tự tin, tôi đã mua sẵn vé máy bay", vị CEO 40 tuổi chia sẻ.

Nhưng anh bị trượt. Sau đó là chuỗi ngày viết thư phúc khảo. Anh nhờ cả đối tác bên Pháp gọi điện trực tiếp cho Lãnh sự quán ở TP HCM. Nhưng câu trả lời vẫn như ban đầu. Theo quy định, hai vợ chồng bị từ chối với lý do: "Nghi ngờ về ý định sẽ rời khỏi EU trước khi visa hết hạn".

Lần trượt thứ hai là năm 2018. Anh xin đi Tây Ban Nha. Hồi đó anh có kinh nghiệm hơn, và cũng đã trúng visa đi Đức, Anh, Mỹ. "Vậy nên tự tin có thừa", anh cười nói khi nhớ lại. Chính vì tự tin, nên lần này anh mạnh dạn rủ thêm sáu người bạn nữa đi du lịch cùng và đích thân đảm nhiệm việc làm hồ sơ.

 

Những người bạn của anh đều là chủ doanh nghiệp, doanh thu từ vài chục tỷ đến hàng trăm tỷ. Họ đều có nhiều bất động sản tại TP HCM. Vì tin rằng hồ sơ đủ mạnh, nên anh còn làm sẵn cho mỗi người một giấy phép lái xe quốc tế để khi sang đó thì thuê xe đi phượt. "Nhưng trượt hết. Duy nhất một người em thuộc biên chế Nhà nước, là công nhân viên chức thì đỗ", anh nói.
Anh Dũng cũng nói thêm tại châu Âu đang áp dụng nhiều biện pháp kích cầu du lịch. Trong hai ngày ở Strasbourg, Pháp, anh được miễn phí đi lại các phương tiện công cộng. Sắp tới, anh đến Đức để trải nghiệm chương trình đi khắp đất nước với 9 euro. Ảnh: NVCC
Anh Dũng cũng nói thêm tại châu Âu đang áp dụng nhiều biện pháp kích cầu du lịch. Trong hai ngày ở Strasbourg, Pháp, anh được miễn phí đi lại các phương tiện công cộng. Sắp tới, anh đến Đức để trải nghiệm chương trình đi khắp đất nước với 9 euro. Ảnh: NVCC

Sau hai lần thất bại dù hồ sơ mạnh, cùng với ba lần khác xin visa Schengen thành công, anh tự nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân, nhằm rút kinh nghiệm cho chính mình và bạn bè.

Với lần trượt đầu tiên, anh Dũng chỉ ra điểm sai thứ nhất là quá tự tin vì có thư mời từ ba đối tác, thêm việc vợ từng là cựu du học sinh nên hai vợ chồng xin visa Pháp. Nhưng vé máy bay anh lại đặt đến Đức đầu tiên. Thời gian lưu trú tại Pháp cũng chỉ nhiều hơn Đức một ngày.

Điểm sai thứ hai anh nghĩ với mục đích chuyến đi công tác là chính, anh có thể nộp hồ sơ xin vào Đức hoặc Pháp đều được. Vì thế, hai vợ chồng chuẩn bị hồ sơ đồng thời xin cả hai nước, lịch hẹn chỉ cách nhau hai tuần. Do cùng làm nhiều hồ sơ một lúc nên không tránh khỏi sai sót.

Điểm sai thứ ba là không theo sát đơn vị làm dịch vụ, cứ tìm trên mạng rồi thấy báo giá cạnh tranh là chọn. Cuối cùng, anh nhận ra "của rẻ là của ôi". Nên anh khuyến khích mọi người nên chọn đơn vị uy tín để làm, thay vì chỉ quan tâm đến giá cả.

Với lần trượt thứ hai, anh chủ quan làm lịch trình dọc biển Địa Trung Hải tới Tây Ban Nha để xem bóng đá. Lịch trình này không hợp lý vì quá "cưỡi ngựa xem hoa". Các loại vé như máy bay, tàu, ôtô, vé xem bóng đá... đều chỉ đặt lấy lệ, và chi phí bỏ ra cho chuyến đi theo đúng lịch trình này quá cao so với thu nhập của các thành viên.

Điểm sai thứ hai là trong đoàn có những người chưa từng đi châu Âu, cũng không có sổ tiết kiệm hay số dư tài khoản đủ an toàn. Lương thì theo kiểu "anh em tự chia", vì đều là đồng sáng lập, đồng sở hữu công ty. Sao kê tài khoản ngân hàng không khớp mới mức thu nhập đủ để đi chơi hoành tráng như lịch trình kê. Điều này khiến phía xét duyệt visa thấy vô lý, nên bị loại là điều đương nhiên.

Điểm thứ ba anh tin rằng nếu đi chơi, và để vợ con ở nhà thì "quá chắc chắn". Nhưng điều này lại khiến bên cấp visa nghi ngờ nhóm anh sang đó trốn ở lại đi lao động chui. Tất cả đều bị trượt vì nguyên nhân: "Mục đích và thời gian lưu trú không đáng tin cậy".

Mai Hoàng Đạt, Giám đốc Công ty Kiri Travel tại TP HCM, nổi tiếng trong giới lữ hành vì "mát tay" xin visa châu Âu cho du khách. Với kinh nghiệm 5 năm trong nghề, Đạt cho biết xin thị thực nói chung và Pháp nói riêng không quá khó so với tưởng tượng của nhiều người. "Điều quan trọng là du khách cần có khả năng kiểm tra, đánh giá hồ sơ của mình điểm mạnh và yếu là gì? Nếu là điểm mạnh, khách cần phát huy và nhấn mạnh cho sứ quán thấy, điểm yếu thì phải khắc phục, bổ sung để có hồ sơ tốt nhất. Điều này giúp lấy được sự tin tưởng đối với sứ quán các nước", anh nói.
Đạt vừa trở về nhà sau khi dẫn một đoàn khách Việt đi châu Âu hồi đầu tháng 6. Ảnh: NVCC
Đạt vừa trở về nhà sau khi dẫn một đoàn khách Việt đi châu Âu hồi đầu tháng 6. Ảnh: NVCC

Đạt luôn nhắc khách chuẩn bị hồ sơ với phương án chậm nhưng chắc. Và điều quan trọng nữa là tính mình bạch, rõ ràng, logic trong mọi giấy tờ cung cấp cho sứ quán. "Trước hết phải đảm bảo đầy đủ yếu tố về tài chính và công việc. Hai cái này phải logic với nhau. Chứng minh được nguồn tài chính của mình từ đâu ra và tài chính này phải đảm bảo được bạn có khả năng quay về hay không? Ví dụ : Không thể nào lương 5 triệu và giao dịch tài chính dưới 10 triệu một tháng tháng trong tài khoản ngân hàng mà lại có thể đi du lịch châu Âu. Điều này sẽ không hợp lý và bạn sẽ bị trượt", anh nói.

Phương Anh


CÁC TIN TỨC KHÁC:
Ba món ăn Việt vào top ẩm thực đường phố châu Á (311 Lượt xem)
Gia đình Việt tự lái ôtô hơn 10.000 km xuyên Đông Dương (325 Lượt xem)
Hướng dẫn viên kiếm tiền tốt dịp hè (293 Lượt xem)
Vietnam Airlines đưa bánh Trung thu vào thực đơn (298 Lượt xem)
Bún gỏi dà - đặc sản kén khách của người Sóc Trăng (445 Lượt xem)
10 nhà hàng tốt nhất Việt Nam (458 Lượt xem)
Cô gái gen Z một mình xuyên Việt gần hai tháng (424 Lượt xem)
Thác Sông Môn ẩn mình trong rừng sâu (291 Lượt xem)
Việt Nam tụt một bậc trên bảng hộ chiếu thế giới (289 Lượt xem)
Vợ chồng nghỉ dưỡng xuyên Việt với 150 triệu đồng (289 Lượt xem)
Trốn nóng tại khu rừng ngập mặn gần Hạ Long (294 Lượt xem)
Cùng chó cưng đi bộ vòng quanh thế giới trong 7 năm (279 Lượt xem)
Quán phở hơn 20 năm không rau, giá ở Sài Gòn (336 Lượt xem)
Mẹo không bị móc túi nơi trời Âu của cô gái Hải Phòng (489 Lượt xem)
Ba bài học KOL rút ra sau khi đi khắp thế giới (363 Lượt xem)
Những bàn tay khổng lồ hút khách ở Đông Nam Á (380 Lượt xem)
Ngắm bình minh và hoàng hôn tại Mũi Lay (336 Lượt xem)
6 sai lầm dễ mắc khi du lịch nước ngoài (373 Lượt xem)
Hai hòn đảo ít người biết ở Kiên Giang (333 Lượt xem)
Khách Tây ấn tượng tàu hỏa cao cấp Đà Nẵng - Quy Nhơn (345 Lượt xem)
Phú Quý mùa nào đẹp (530 Lượt xem)
Kỹ sư bỏ việc về làm tour ở đảo Phú Quý (359 Lượt xem)
Hàng trứng vịt lộn ăn kèm cóc ngâm đắt khách (353 Lượt xem)
Những vườn trái cây trĩu quả gần TP HCM (310 Lượt xem)
Cây 'sống ảo' ở hồ Tây bị chặt (484 Lượt xem)
Khách Việt bị cướp đồng hồ 1,2 tỷ đồng ở Milan (355 Lượt xem)
Cơm tấm mai cua biển hút khách Sài Gòn (380 Lượt xem)
Phú Yên - ngôi sao đang lên của mùa du lịch hè (370 Lượt xem)
Check-in suối, thác gần TP HCM (390 Lượt xem)
Đà Lạt ở đâu? Có gì đáng khám phá và trải nghiệm (363 Lượt xem)
CÔNG TY CP DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI THIÊN PHÚC (THIEN PHUC TRAVEL)
Địa chỉ: Toà HTC Số 44, Phố Miếu Đầm, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
Điện thoại: 0243.869.0999
Hotline: 0986.908.886/0983.086.726 
Email: Huyen.dinh@thienphuctravel.com
Website: www.thienphuctravel.com

Liên lạc với chúng tôi theo form dưới
Gửi
Xem bản đồ